Nhận thức rõ ảnh hưởng của các đề xuất trên đến an ninh và nền kinh tế Mỹ, các nhà lập pháp nước này đã tạm hoãn việc công bố luật EB5 để có thêm thời gian thảo luận. Sau đợt gia hạn từ 30/9 đến 11/12, Chính phủ Mỹ tiếp tục gia hạn thêm 5 ngày nữa và phải đến 16/12/2015 mới đi đến quyết định cuối cùng. Theo đó, Mỹ vẫn tạm giữ nguyên các điều khoản hiện hành của Chương trình EB-5, đồng thời chưa áp dụng các đề xuất mới cho đến hết ngày 30/9/2016.
Mỹ giữ nguyên luật định cư EB5 vào phút chót
Ngày 16/12/2015, Quốc hội Mỹ sau khi thảo luận kỹ về các kiến nghị xoay quanh Chương trình EB-5, đã tuyên bố giữ nguyên các điều luật hiện hành cho đến ngày 30/9/2016.
Chương trình định cư Mỹ EB-5 dành cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào các dự án hợp lệ tại Mỹ. Ứng viên EB-5 cùng cả gia đình sẽ được cấp visa thường trú, hưởng đầy đủ quyền lợi về giáo dục (miễn học phí tại Mỹ cho con em), y tế, phúc lợi…, tương tự người bản xứ.
Tối ngày 16/10 vừa qua, các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã hoàn thành bản Dự luật chi tiêu ngân sách cho các ban ngành. Theo đó, các điều khoản và quy định hiện hành của Chương trình EB-5 vẫn tiếp tục được giữ nguyên tới hết năm tài chính 2016 (tức ngày 30 tháng 9 năm 2016).

Đây được xem là một tin tốt cho những cá nhân định cư đầu tư và cá nhân, tổ chức đang hưởng lợi từ việc huy động vốn cho các dự án, tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ.
Theo đánh giá, từ khi triển khai, đầu tư EB5 đã trở thành một nguồn lực quan trọng giúp Mỹ vượt qua cuộc Đại suy thoái, thu hút vốn đầu tư cho các dự án tạo việc làm trên toàn quốc mà không cần đến kinh phí của quốc gia.
Tính từ năm 2008, Chương trình EB-5 đã thu hút hơn 13 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho người dân Mỹ. Hiện tại, vẫn còn hơn 9 tỷ USD vốn đầu tư EB5 đang chờ chính phủ liên bang phê duyệt. Chỉ tính riêng trong quý cuối cùng, đã có hơn 6.500 nhà đầu tư nộp đơn tham gia chương trình, con số này tương đương ba quý đầu tiên của năm tài chính 2015, thể hiện sức hút không nhỏ của chương trình với nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Như vậy, sau nhiều lần trì hoãn để thảo luận về hướng đi của Chương trình EB5, nhà đầu tư trên toàn thế giới đã có thể tạm yên tâm phần nào về tính ổn định của chương trình, ít nhất là đến tháng 9 năm sau.

Cũng trong giai đoạn này, nhiều đề xuất cải tổ toàn bộ chương trình đã được các bên liên quan đưa ra. Trong số đó, đáng chú ý là 4 kiến nghị có ảnh hưởng lớn đến Chương trình EB5.
Đầu tiên là đề xuất xác định lại vùng khuyến khích đầu tư (TEA), vốn dùng để chỉ các địa phương có tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc nằm ở vùng sâu, vùng xa. Ứng viên EB-5 có thể đầu tư 500.000 USD vào các vùng này thay vì một triệu USD nếu chọn địa phương khác. Hiện tại, các chủ dự án vẫn có quyền đặt dự án ở khu vực tiếp giáp giữa các đô thị lớn như New York, Los Angeles… với các vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình. Tuy nhiên theo đề xuất mới, dự án sẽ phải chuyển hẳn về vùng sâu, vùng xa nếu muốn được xác định là dự án thuộc TEA.
Thứ hai là đề xuất xét duyệt công ty quản lý vùng một cách chặt chẽ hơn, đặc biệt là tiểu sử của các đơn vị này. Ngoài ra, các công ty quản lý vùng được duyệt sẽ phải đóng một khoản phí để Sở Di trú (USCIS) và Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) thẩm tra hàng năm.
Thứ ba là đề xuất phân hạn mức visa cho từng loại dự án. Cụ thể, 10.000 visa EB-5 được Chính phủ Mỹ cấp mỗi năm sẽ phải phân rõ cho dự án đầu tư trực tiếp (nhà hàng, quán ăn, cửa hàng hoa…) và dự án thuộc công ty quản lý vùng theo một tỷ lệ nhất định.
Thứ tư là đề xuất tăng vốn đầu tư tối thiểu từ 500.000 USD lên 800.000 USD. Đây là đề xuất gây nhiều tranh cãi bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến cơ hội định cư Mỹ mà còn gây khó khăn trong việc chứng minh nguồn tiền của nhiều nhà đầu tư.
Nhiều chuyên gia về kinh tế và di trú nhận định đây là lựa chọn an toàn trong bối cảnh các đề xuất mới vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với nền kinh tế Mỹ. Đặc biệt, việc siết chặt

Có nên đầu tư EB5 vào Mỹ
Không có gì ngạc nhiên, cuộc Đại suy thoái đã thống trị kinh tế nước Mỹ và toàn cầu trong 7 năm qua, đóng vai trò then chốt trong các cuộc bầu cử liên bang Mỹ năm 2008, 2010, 2012, và 2014.
Về cơ bản, có hai trường phái tư tưởng cho Hoa Kỳ (và thế giới) theo dõi: Chi tiêu theo cách của bạn để thoát ra khỏi suy thoái và hạn chế chi tiêu trong khoản thu nhập có sẵn. Những người tự do/đảng Dân chủ muốn chi từ chăm sóc y tế cho đến cơ sở hạ tầng. Những người bảo thủ/đảng Cộng hòa muốn giảm tất cả mọi thứ từ thuế cho đến chi tiêu liên bang trên mọi lĩnh vực.
Các khoản nợ của Mỹ là vượt quá sự hiểu biết của người dân thông thường.Nhưng kết quả là chưa giải quyết được. Tăng trưởng kinh tế còn xa mới đạt được tỷ lệ mong muốn 3% hàng năm. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm, nhưng nhiều người đang làm việc tại các vị trí không như mong muốn và/hoặc với mức lương thấp. Chỉ có ¼ dân số Mỹ cho rằng đất nước mình đang đi đúng hướng.

Đa số người dân nghĩ rằng giai đoạn phát triển nhất đã lùi vào quá khứ. Họ lưu ý sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa ‘1%‘ và ‘phần còn lại’. “Khi đang trong giai đoạn tăng trưởng, thì hầu như không có sự chênh lệch, còn khi suy thoái, sự ghen tị và ác ý sẽ nổi lên.Chương trình EB5 có thể làm giảm số nhà đầu tư, kéo theo việc thất thoát hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.
Cắt giảm thuế (sẽ khiến những người giàu càng giàu hơn) nhưng không được giảm chi tiêu cho hệ thống phúc lợi xã hội, mà khoản này chiếm phần lớn trong các khoản nợ quốc gia.
Và các dự án hạ tầng nhắc đến những hoài nghi về các dự án lớn như “đường hầm lớn” (big dig) ở Boston, ban đầu được dự trù kinh phí là 2,8 tỷ USD, nhưng mức chi cuối cùng ước tính là 22 tỷ USD sau hơn 16 năm xây dựng. Ai đã tham nhũng?