Để được nhâp quốc tịch Thụy Sĩ khi định cư châu Âu tại đây, bạn phải trải qua khá nhiều quá trình phức tạp. Cùng chúng tôi tìm hiểu những điều kiện và các vấn đề liên quan đến nhập quốc tịch Thụy Sĩ dưới đây nhé.

Luật Quốc tịch 2018 quy định thời gian chờ để có thể xin nhập tịch giảm từ 12 năm xuống 10 năm nhưng chỉ những người có thẻ C mới được phép nộp đơn xin nhập quốc tịch Thụy Sĩ, đồng nghĩa đã thu hẹp đối tượng so với trước đây khi loại bỏ những người mang thẻ B và những người làm việc cho các cơ quan, tổ chức quốc tế.

Luật Quốc tịch 2018 quy định thời gian chờ để có thể xin nhập tịch giảm từ 12 năm xuống 10 năm.

IBID - Tư vấn định cư Mỹ, định cư Canada, định cư châu Âu, định cư Úc

Luật mới cũng yêu cầu người nước ngoài phải tham gia vào đời sống kinh tế hoặc nhận được sự đào tạo nào đó tại Thụy Sĩ. Những người nhận trợ cấp xã hội sẽ bị loại khỏi danh sách và những người xin nhập tịch cũng không được nhận trợ cấp tài chính trong vòng 3 năm trước khi nộp đơn. Những người thất nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xin quốc tịch.

Những người muốn xin quốc tịch Thụy Sĩ để định cư châu Âu sẽ phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe hơn về trình độ ngôn ngữ. Họ phải nắm vững, không chỉ kỹ năng nói mà cả viết, ít nhất một trong 3 ngôn ngữ quốc gia của nước này là tiếng Đức, Pháp, Italy theo khu vực mà họ sinh sống.

Các bạn muốn trở thành công dân của Thụy Sĩ, điều trước tiên là:

– Các bạn phải được sống và làm việc hơp pháp tại Thụy Sĩ.
– Nếu bạn kết hôn với công dân Thụy Sĩ:
+ Bạn phải sống chung (không được sống riêng) trong vòng 5 năm không gián đoạn. Trong giai đoạn từ 1-5 năm, bạn sẽ nhận được Giấy Phép B (Permit B). Sau 5 năm chung sống bạn sẽ nhận được Giấy Phép C (Permit C) và lúc này bạn được phép điền đơn xin vào quốc tịch Thụy Sĩ.
– Nếu các bạn kết hôn với người sở hữu Giấy Phép C (Permit C) (thường trú nhân, như Green Card của Mỹ):
+ Các bạn phải sống tại Thụy Sĩ 12 năm và cả 2 bạn phải có Permit C, trong đó 5 năm cuối bạn không được phép dời chổ ở. Hoặc là phải sống tại Thụy Sĩ 15 năm, trong đó 2 năm cuối bạn không được thay đổi chỗ ở. nếu không thì sẽ phải chờ thêm 2 năm nữa.
– Tất nhiên là bạn phải có việc làm và không được phép nợ thuế của Chính Phủ, ngoài ra không được vi phạm pháp luật cũng như phải là người láng giềng tốt tại nơi bạn ở…
– Bạn phải hội nhập tốt vào môi trường sống của của dân Thụy Sĩ. Phải hiểu được tốt 1 trong 4 ngôn ngữ  (Pháp, Đức, Ý, Roman) và hiểu được tiếng địa phương tại nơi bạn cư ngụ.
– Phải biết văn hóa, địa lý, chính trị và phong tuc tập quán của dân Thụy Sĩ….
– Sau khi nộp đơn xin Quốc Tịch Thụy Sĩ, bạn sẽ đợi trong vòng 1  đến 2 năm.

Lưu ý:  Tất cả các đứa trẻ được sinh ra tại Thụy Sĩ sẽ KHÔNG ĐƯỢC mang Quốc tịch Thụy Sĩ, nếu như Cha hoăc Mẹ không sở hữu Quốc tịch Thụy Sĩ. Có nghĩa là các đứa trẻ phải sở hữu Quốc tịch của Cha hoặc Mẹ. Các trẻ em này muốn có được Quốc tịch Thụy Sĩ, phải đi học ít nhất là 5 năm tại các trường tại Thụy Sĩ, sau đó nộp đơn để xin Quốc tịch Thụy Sĩ. Là công dân định cư Thụy Sĩ bạn có quyền sở hữu nhiều Quốc tịch khác nhau, luật Thụy Sĩ cho phép điều này.

Là công dân định cư Thụy Sĩ bạn có quyền sở hữu nhiều Quốc tịch khác nhau, luật Thụy Sĩ cho phép điều này.

L phí để được nhập quốc tịch Thụy Sĩ:

– Lệ phí cho người độc thân:
+ Dưới 25 tuổi trả lệ phí: 250 Swiss Franc trả cho Thành Phố.
250 Swiss Franc trả cho Tỉnh.
50 Swiss Franc trả cho Trung Ương.

+ Trên 25 tuổi trả lệ phí: 500 Swiss Franc trả cho Thành Phố.
500 Swiss Franc trả cho Tỉnh.
150 Swiss Franc trả cho Trung Ương.

– Lệ phí cho gia đình: 1.500 Swiss Franc trả cho Thành phố.
1.000 Swiss Franc trả cho Tỉnh.
150 Swiss Franc  trả cho Trung Ương.

– Lệ phí trả Passport và Identity card có thời hạn 10 năm:
68 Swiss Franc / người ( dưới 18 tuổi).
148 Swiss Franc / người  (trên 18 tuổi)

Tiến trình xin nhập quốc tịch Thụy Sĩ:

1. Vể ngôn ngữ:
– 1 trong 4 ngôn ngữ (Pháp, Đức, Ý, Roman) tùy theo bạn sống ở vùng Thụy Sĩ nói ngôn ngữ nào, phải hiểu và giao tiếp được.
– Trình độ về ngôn ngữ phải đạt cấp độ B1 cho vấn đáp, cấp độ A2 cho Viết, theo hệ thống bằng cấp ngôn ngữ của Âu Châu.
– Nếu bạn vượt qua được kỳ thi ngôn ngữ, thì bạn sẽ chuẩn bị thi tiếp phần 2.

Nếu bạn có bằng ngôn ngữ thì bạn sẽ được miễn thi phần ngôn ngữ.

2. Về lịch sử, văn hóa, chính trị và đất nước Thụy Sĩ: Sẽ có 5 chương bạn phải học và phải biết một cách rõ ràng, vì đây là phần thi lý thuyết.
– Địa lý, lịch sử và ngôn ngữ.
– Chính trị Thụy Sĩ: thể chế dân chủ và liêng Bang là như thế nào?
– Quyền lợi và trách nhiệm của công dân Thụy Sĩ.
– An toàn xã hội và sức khỏe.
– Công việc và giáo dục liên kết với nhau như thế nào.
– Tôn giáo và các ngày lễ ở Thụy Sĩ.

Bạn sẽ được sắp xếp thi chung với những người khác cho phần thi này. Có khoảng 50 câu hỏi cho 5 chương.Bạn phải đạt trên 60% tổng số điểm thi.

3. Buổi tối thông tin và hỏi đáp:
Sau khi bạn thi đậu được phần 2 thì bạn sẽ nhận được giấy mời tham dự buổi tối này. Thời gian của buổi tối kéo dài khoảng 2 tiếng:

– Bạn sẽ được cắt nghĩa quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân Thụy Sĩ là như thế nào?
– Bạn sẽ được học về cách bầu cử và nghi thức bỏ phiếu như thế nào.
– Thông báo về thủ tục làm Passport và Identity card ở đâu và như thế nào.
– Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi gì về Thụy Sĩ thì cũng được hỏi tại đây.
– Bạn sẽ được hướng dẫn một cách chu đáo để chuẩn bị cho phần thì vấn đáp cuối cùng.

4. Thi vấn đáp và gặp gỡ Thị Trưởng thành phố và phái đoàn của Ông ta.

– Đây là một cuộc thi vấn đáp về sự hiểu biết về nơi bạn đang cư ngu.
– Bạn phải biết tên của 7 Vị cao cấp nhất của Thành phố kể cả tên Ngài Thị Trưởng thành phố của bạn và nhiệm vụ của mỗi người. Cũng như bạn cũng phải biết tên của Tổng Thống Thụy Sĩ đương nhiệm và 6 phụ tá (Bộ Trưởng) của Ông ta hiện nay.
– Bạn phải biết có bao nhiêu hệ thống xe Bus và trạm xe lửa cũng như hệ thống giao thông trong Thành phố.Bạn phải biết biểu tượng của Thành phố, khu công nghiệp, trung tâm đổ rác và chất thải…
Đây là phần thi rất quang trong và bạn sẽ có cảm giác mình sẽ được nhập Quốc Tịch hay là không? Sau phần thi này là kết thúc tiến trình xin vào Quốc Tịch Thụy Sĩ của bạn.

IBID - Tư vấn định cư Mỹ, định cư Canada, định cư châu Âu, định cư Úc