Hàng năm, nước Úc bỏ túi khoảng 12,6 tỉ Úc kim nhờ kỹ nghệ du học, trong đó, các trường đại học ở Melbourne lập công nhiều nhất. Hiện Úc có khoảng 370.000 sinh viên học sinh nước ngoài đang du học tại Úc. Riêng tại Melbourne có 135.000 du học sinh.

Melbourne là trung tâm quy tụ những trường đại học danh giá nhất nước Úc như đại học Melbourne, đại học Monash, đại học La Trobe… Cầm những mảnh bằng ở các trường này, người sở hữu nó có thể ngang nhiên bước vào thị trường chất xám ở Bắc Mỹ và khối Liên hiệp Anh. Điểm mà các du học sinh nhắm đến Melbourne cũng nằm trong dự tính là muốn được định cư tại Úc. Năm ngoái đã có 20.900 du học sinh được phép thường trú tại Úc sau khi tốt nghiệp, tăng gấp ba lần so với năm 2016..

Cái khó ló cái… nợ

Tuy nhiên, mang tiếng là đi học ở Melbourne nhưng đa số du học sinh chỉ được nhận vào học ở những trường “hạng hai” vì những trường danh giá thường dành cho dân Úc chính hiệu “kangaroo” và cho những du học sinh con nhà giàu có. Chẳng hạn như các ngành “top” của Úc như y, nha, dược thì du học sinh rất khó có vé để vào bởi vì khi muốn vào học các ngành này, các sinh viên thường phải trải qua một cuộc sát hạch về đạo đức của người làm ngành y tế. Thông thường, kỳ thi này là “cơ hội” để từ chối các du học sinh với một lý do rất ư logic: “Quan điểm không thích hợp với ngành y tế”.

IBID - Tư vấn định cư Mỹ, định cư Canada, định cư châu Âu, định cư Úc

Điểm mà các du học sinh nhắm đến Melbourne cũng nằm trong dự tính là muốn được định cư tại Úc.

Các trường hạng hai còn cung cấp các chương trình học thiếu phẩm chất, không đúng tiêu chuẩn. Bộ Giáo dục tiểu bang Victoria vừa rút giấy phép 10 trường học dành cho du học sinh ở Melbourne. Danh sách các trường bị rút giấy phép có đăng trên báo Herald Sun vào tuần trước.

Sinh viên du học phải đối diện với một thực tế hết sức phũ phàng. Theo báo cáo từ các cơ quan chức năng, đã có ít nhất 40 du học sinh chết tại Úc kể từ tháng 6 năm ngoái. Liên đoàn Sinh viên Ấn Độ cho biết có 13 người tự tử vì phải đối phó với sự khác biệt văn hoá hay đời sống khó khăn. Cũng có nhiều cái chết khác do tai nạn và bệnh tật (phần nhiều do ăn uống không đủ chất dinh dưỡng vì không có thời gian và lao động quá sức).

Ngoài an toàn của mạng sống, các sinh viên du học phải đối phó nạn chủ nhà trọ bóc lột, tính tiền phòng cao và nhồi nhét nhiều sinh viên trong những căn nhà xập xệ, thiếu an toàn và vô cùng mất vệ sinh.

Cách đây hơn một tuần, báo chí và truyền hình ở thành phố Melbourne đã làm một cuộc điều tra cho thấy có nhiều chủ nhà trong đó có một chủ nhà có 70 căn nhà cho sinh viên thuê với giá cắt cổ lột da 85 Úc kim/tuần/người và nhét 14 sinh viên trong một căn nhà tồi tàn ọp ẹp.Khó khăn về nhà ở luôn ám ảnh sinh viên, nhất là vào mùa thi cử. Có sinh viên bế tắc đành chọn cách ngủ… đường hoặc lẩn trốn ở một xó xỉnh nào đó trong trường đại học để qua đêm. Có sinh viên một tháng phải dời chỗ ba hoặc bốn lần.

Giá cả sinh hoạt đang tăng một cách chóng mặt

Bên cạnh những khó khăn về nhà ở, du học sinh Melbourne còn phải đối phó cơn bão giá toàn cầu đang thổi qua nước Úc.

Giá cả sinh hoạt đang tăng một cách chóng mặt càng làm cho đời sống của du học sinh trở nên khốn đốn hơn. Vì vậy, cũng có một số sinh viên bỏ giờ học ra ngoài làm để kiếm thêm tiền. Tuy nhiên, đây là một việc làm mạo hiểm, vì luật của Úc chỉ cho phép du học sinh làm việc một số giờ hạn định trong mỗi tuần. Nếu sinh viên đi làm vượt quá số giờ này, hoặc bị phát hiện đi làm “lậu”, visa của sinh viên ấy sẽ gặp nhiều rắc rối, thậm chí có thể bị trả về nước.

Giá cả sinh hoạt đang tăng một cách chóng mặt càng làm cho đời sống của du học sinh trở nên khốn đốn hơn.

Cũng để tiết kiệm, một số sinh viên lại chọn giải pháp… xài chùa xe lửa, đến khi bị bắt thì nợ lại càng đẻ ra nợ, một vé xe lửa chừng 2 AUD, nhưng nếu khi bị bắt quả tang không mua vé thì đương sự phải bị đóng phạt tới 50 AUD.

Với những khó khăn như trên, chuyện du học sinh “nửa đường gãy gánh” ở Melbourne không phải là hiếm, có những sinh viên lại đi vào những ngả rẽ khác. Có thể là một nhóm anh chị nào đó, cũng có thể là một ngôi nhà đỏ ở ven đường.

Sinh viên Việt Nam trước sự thay đổi

Sinh viên Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung. Trước đây, có rất nhiều sinh viên Việt Nam chọn học nghề bởi việc sở hữu chứng chỉ nghề có thể giúp họ dễ dàng xin được PR. Hiện nay, sinh viên Việt Nam sang Úc  chỉ đạt mức 8,5% trong giai đoạn 2009-2010 so với con số 65% của thời kì đỉnh điểm bùng nổ du học từ 2007-2008 và 49,9% từ năm 2008-2009.

Cơ quan Giáo dục Quốc tế Úc (AEI) đã nhận định rằng một trong những lí do khiến cho số lượng sinh viên Việt Nam sang Úc học nghề tăng vọt trong những năm vừa qua là do “ngày càng có rất nhiều sinh viên Việt Nam muốn có được PR để định cư  tại Úc”.

Cơ quan Giáo dục Quốc tế Úc (AEI) đã nhận định rằng một trong những lí do khiến cho số lượng sinh viên Việt Nam sang Úc học nghề tăng vọt trong những năm vừa qua là do “ngày càng có rất nhiều sinh viên Việt Nam muốn có được PR để định cư lâu dài tại Úc”. Vì vậy, sự thay đổi liên tục chính sách nhập cư của Úc vào năm 2010 có tác động lớn tới sự lựa chọn các khóa học của sinh viên Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Trước sự thay đổi liên tục theo chiều hướng ngày càng thắt chặt của luật PR, một câu hỏi được đặt ra là: “Phải chăng sinh viên quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng đã hết “cửa” ở lại Úc?”

Trước câu hỏi trên, DIAC cho biết các sinh viên quốc tế vẫn còn “cửa” cuối cùng là sau khi tốt nghiệp có thể tìm công ty bảo lãnh visa việc làm (loại visa 457) và sau khi làm việc hai năm sẽ có thể xin được PR.

Ưu điểm của hình thức này là danh sách các ngành nghề do công ty bảo lãnh thường nhiều hơn so với những ngành được quy định trong Danh sách các Ngành nghề Ưu tiên (SOL) nếu sinh viên nộp đơn xin PR theo dạng thông thường. Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì đây cũng là một trong những giải pháp khó khăn nhất, chỉ có những ứng cử viên nào thật sự nổi trội về trình độ cộng với may mắn thì mới có thể nhận được sự bảo lãnh của các doanh nghiệp Úc.

Có một nghịch lý là người Việt vẫn muốn đưa con em họ sang du học và định cư Úc bất chấp tình hình có nhiều khó khăn như hiện nay.

Có một nghịch lý là người Việt vẫn muốn đưa con em họ sang Úc du học bất chấp tình hình có nhiều khó khăn như hiện nay. Nhiều phụ huynh ở Việt Nam đã, đang hoặc sắp gởi con em mình sang Úc du học đều “choáng váng” trước sự tăng giá của đồng đôla Úc . ông Lê Chính, giảng viên một trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và có con em du học tự túc ở Úc, vẫn còn tỏ ra khá bình thản về vấn đề tài chính – kể cả khi đô la Úc tăng giá – vì gia đình ông đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Thế nhưng cho đến nay thì cả hai ông bà đều bày tỏ sự lo lắng không yên. “Nếu đôla tiếp tục lên giá trong khi đồng Việt Nam tiếp tục mất giá như tình hình hiện nay, chúng tôi chưa biết phải đối phó ra sao”. Anh chị Phong và Huyền, người có con vừa sang Melbourne hồi đầu tháng 4/2011 học ngành Kinh doanh tại trường RMIT, cho hay theo tính toán trước đây, với mức học phí là 20.000 đôla Úc/năm, anh chị phải chi khoảng 300 triệu đồng tiền học phí/năm. Tuy nhiên, với mức đôla Úc cao giá hiện nay, anh chị phải chi tới khoảng 450 triệu đồng/năm cho con. Nỗi éo le ở chỗ, trong khi “bạc lẻ” ở Việt Nam ngày càng khó kiếm và lại mất giá thì ở Úc, các du học sinh Việt buộc phải chi tiêu “bạc chẵn” ngày một nhiều hơn, tốn kém hơn.

Như chúng tôi đã nêu ở đầu bài viết này, có một điều nghịch lý là bất chấp bối cảnh kinh tế xã hội cả Việt Nam lẫn Úc đều có nhiều thay đổi (hầu hết là theo chiều khó khăn hơn trước đây), các bậc cha mẹ và du học sinh đều than phiền về những trở ngại khi du học Úc hôm nay… thế nhưng lượng sinh viên Việt Nam tới Úc du học vẫn không suy giảm.

Nghi Phương

 

IBID - Tư vấn định cư Mỹ, định cư Canada, định cư châu Âu, định cư Úc