Chúng tôi xin được viết tiếp về những chia sẻ khi định cư Mỹ hay định cư ở các nước khác. Các bạn có bao giờ nghe bài ca “Take Me Home, Country Roads” (Đường làng oi, hãy đưa tôi về Nhà…) lần nào chưa? Đây là một bài ca nổi tiếng thế giới do John Denver ca, bài hát này được phát hành vào mùa xuân năm 1971, và đứng nhì trên bảng xếp hạng,và được cả thế giới ưa chuộng và biết đến.
Năm 2014 nó được Quốc Hội bang West Virginia biểu quyết chọn nó như “quốc kỳ” (bài ca tiêu biểu) của bang này. Trước đó năm 2010, bài hát này được sử dụng trong đám tang của Thượng Nghị Sĩ bang West Virginia. Và đây là một trong những bài ca tiêu biểu nhất được trình diễn. Bài hát được sử dụng trong các giải tranh tài thể thao, hay tập hợp ở các đại học bang này.
Bài ca này nói về tình thương đối với quê hương, về bang West Virginia, nơi chôn rau cắt rốn của một nhân vật tưởng tượng. Theo lời của bài hát, đây gần như là thiên đàng (Almost heaven). Ngày nay ở đây có một hãng bia (beer) lấy tên “Gần như Thiên Đàng” (Almost Heaven). Năm 2008, khi bà Clinton thắng Obama ở bang này, lời đầu tiên của bà là “You know, like the song says, ‘It’s almost heaven.” (Các bạn biết không, như lời của bài ca, thật gần như Thiên Đàng).
Bài ca này đã gây cho tôi nhiều xúc động và làm tôi khóc nhiều những năm đầu tiên tôi đến định cư tại Mỹ. Cứ mỗi lần nghe bài ca này trên radio là tôi lại khóc. Bài ca có nội dung nói về một miền đất ở Mỹ, nhưng khi nghe lại làm tôi nhớ về Việt Nam. Tình yêu mến quê hương, yêu thương quê nhà đất mẹ cha làm cho tôi gợi nhớ về quê nhà, nơi mà tôi đã bỏ lại để đi tìm một cuộc sống mới.

Tình thương quê hương của John Denver đối với West Virginia, đó cũng là những cảm xúc của tôi đối với quê hương tôi bỏ lại những ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi quân đội Cộng Sản bao vây Sài Gòn chuẩn bị tấn công.
Một lãnh tụ thời đổi mới nói rất đúng. Ngày 30 tháng tư có triệu người vui, triệu người buồn. Trong lúc ở Sài Gòn, bây giờ là thành phố Hồ Chí Minh, Cộng Sản đang tưng bừng chuẩn bị ăn mừng, ngồi tại New York, nghe lại bản nhạc này, tôi buồn quá. “Đường làng ơi, hãy đưa tôi về Nhà…”. 40 năm đã trôi qua. Yêu cầu Cộng Sản thôi tuyên truyền. Hãy trả lại sự thật cho Lịch Sử.
Các bạn có thể nghe bài hát này qua đường link mà tôi đã copy về, hoặc nghe trên youtube, bài hát có gần 10 triệu lần truy cập.
John Denver – Take Mẹ Home, Country Roads
https://www.youtube.com/watch?v=1vrEljMfXYo
Trong những năm đầu sang định cư Mỹ cũng có nhiều bài hát làm tôi rất xúc động và khóc rất nhiều khi nghe. Tôi sống xa nhưng nơi nhiều người Việt sanh sống, như Cali, Texas v.v.., nên ít có cơ hội nghe nhạc Việt Nam. Ngoài bản nhạc tôi đã kể ở trên thì còn một bản khác cũng làm tôi khóc nhiều. Đó là bài “Don’t Cry For Me Argentina” (Argentina ơi, đừng khóc cho tôi…).

Mặc dầu bản nhạc này không ăn nhập gì tới hoàn cảnh xa quê hương, vĩnh biệt miền Nam nơi tôi sinh tới định cư ở Mỹ, tôi không hiểu tại sao mỗi lần nghe Madonna ca bản này, tôi lại khóc nhiêfu như vậy. Có lẽ sự từ biệt của phu nhân Tổng Thống Argentina, yêu cầu đất nước của bà đừng khóc cho Bà, có lẽ tâm trạng đó giống với tâm trạng của tôi những ngày đầu ty nạn ở Mỹ. Đó như là lời từ biệt và vĩnh viễn sẽ không bao giờ trở lại, nhưng lại không muốn những người yêu thương mình và người mình yêu thương phải đau buồn. Mỗi lần nghe bản này, tôi nghe như có ai nói “Đừng khóc cho tôi Sài Gòn ơi…”, và tôi bắt đầu khóc.
Mời các bạn thưởng thức bản “Don’t Cry For Me Argentina” (Argentina ơi, đừng khóc cho tôi..) do Madonna trình bày. Đoạn Video do Madonna trình bày trong phim “Evita” được 7,442,354 lần truy cập không còn xem được nữa. Mời các bạn xem Video với link sau đây, được gần 800,000 lần truy cập thôi, cũng do Madonna ca, nhưng không hay bằng trong phim:
https://www.youtube.com/watch?v=OpbRIP–r-o
Trong phim Evita Madonna (trong vai Evita) đứng sau cửa sổ Dinh Tổng Thống Argentina, chào quần chúng và ca bản “Đừng khóc cho tôi Argentina..” (Don’t cry for me Argentina), thật sự rất cảm động. Căn bệnh ung thư bắt buộc bà phải vĩnh viễn chia tay nước Argentina, mặc dù bà rất thương đất nước này. Bà giải thích với quần chúng rằng Bà thương họ, không bao giờ muốn rời xa họ, rằng tất cả đều là phù du danh vọng hay tiền tài hay quyền hành. Tất cả đều là ảo vọng, chỉ trừ tình yêu của Bà đối với đất nước và dân tộc Argentina là thật mà thôi. Và bà đã chết khi còn rất trẻ.
Khi đến thăm viếng thủ đô Buenos Aires, vợ chồng tôi có đến trước cửa dinh Tổng Thống chụp hình. Sau lưng vợ tôi là cửa sổ nơi bà đã từng đứng vẫy chào quần chúng và ca bản nhạc này. Cứ mỗi lần nghe bản “Đừng khóc cho tôi..” thì như có một luồn sóng cảm xúc dâng trào trong tôi và làm tôi không ngăn được dòng nước mắt. Evita là đệ nhất phu nhân của Argentina từ năm 1946 cho đến khi bà qua đời vào năm 1952. Lúc đó bà còn trẻ, đẹp, và được toàn dân Argentina thương tiếc. Bà ra đi để lại một sự tiếc nuối vô bờ của cả nước Argentina, và thế giới.
Bà được người dân Argentina khóc thương và vô cùng thương tiếc, vì bà đã tranh đấu cho những người cô thế trong xã hội, tranh đấu cho Phụ nữ được quyền bỏ phiếu, tranh đấu cho quyền lợi giới lao động nghèo khổ, tranh đấu cho quyền lợi của những đứa trẻ mồ côi bị xã hội bỏ rơi, quên lãng.
Ngày bà mất, chánh phủ Argentina tuyên truyền cho những người sinh sống và định cư tại Mỹ ngưng mọi hoạt động chính thức trong vòng 2 ngày, và hạ cờ rũ xuống (half-staff) trong 10 ngày. Nhưng dân Argentina thấy những biện pháp để tang như vậy chưa đủ, chưa xứng đáng với niềm đau của họ. Vừa nghe hung tin, dân chúng đổ xô đến dinh Tổng Thống đứng chật đường, đám đông dày đặt kéo dài 10 block đường mỗi phía.

Đường xá Buenos Aires tràn ngập bông hoa tặng bà. Trong nhiều ngày liên tiếp tất cả những tiệm bán hoa ở Buenos Aires không còn hoa để bán. Và chính vì sự luyến tiếc và thương bà của nhân dân đã làm cho chánh phủ đổi ý, quyết định làm quốc táng cho bà mặc dầu bà không phải là Quốc Trưởng.
Đội thể tháo gia của Argentina đang dự Olympics ở Helsinki được tham gia một Lễ Truy Điệu đặc biệt tổ chức cho họ. Cả thế giới theo dõi sự ra đi của bà. Mặc dầu bà căn dặn trước khi vĩnh viễn ra đi, “Đừng khóc cho tôi Argentina ơi..”, cả thế giới đã khóc cho bà, cùng với Argentina.