Nhiều người chưa biết rõ về Visa Schengen có nhiều lợi ích như thế nào. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về lợi ích của chiếc visa này và cách để xin được nó nhé.
Visa Châu Âu hay còn gọi là Visa Schengen, có Visa này bạn được phép đi lại trong 25 nước thuộc khối liên minh Châu Âu. Và một số nước khác thuộc châu âu khác cũng miễn visa khi bạn có Visa Schengen. Ví dụ như : Bulgaria, Belarus, Croatia, đảo Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, và một số nước khác. Cộng thêm việc nếu có Visa Châu Âu bạn sẽ có cơ hội dễ dàng xin visa ở các nước khác (như 1 điểm cộng) chẳng hạn bạn xin đi Nhật hay Mỹ, hoặc visa du lịch Úc.
Vậy làm Visa Schengen có khó không?
Các nước sau thuộc khối Schengen : Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Lettonia, Lituanie, Malta, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng Hòa Séc, Slovakia, Slovénia, Thụy Điển, Thụy Sĩ.
Nếu có Visa Châu bạn cũng sẽ được miễn visa tại các nước khác như: Thổ Nhĩ Kỳ, Antigua và Barbuda, Albani, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Síp, Gruzia, Kosovo, Macedonia (Cộng hòa Nam Tư cũ), Montenegro, Romania, Serbia.
Ngoài mục đích định cư châu Âu, loại visa này thường được xin khá nhiều với mục đích du lịch. Hiện tại các thủ tục làm Visa Schengen Du lịch rất dễ bởi bạn sẽ gửi hồ sơ tại các trung tâm tiếp nhận hồ sơ (gọi nôm na là trung tâm dịch vụ tiếp nhận hồ sơ xin Visa Schengen, không phải đại sứ quán) . Bạn cần tính toán xem sẽ nộp tại trung tâm nào, vì điều này phụ thuộc vào Nước mà bạn sẽ đến và lưu lại lâu nhất, hoặc nước mà bạn đặt chân đầu tiên khi tới Châu Âu (thuộc khối Schengen). Trường hợp bạn xin visa thăm thân hoặc thương mại thì bạn cần liên hệ Đại Sứ quán để có hướng dẫn chi tiết hơn.
Ngoài mục đích định cư châu Âu, visa Schenghen thường được xin khá nhiều với mục đích du lịch.
Hồ sơ xin visa Schenghen bao gồm những gì?
Bạn dựa vào các tiêu chí sau để xác định nộp ở sứ quán nào: đâu là điểm đến chính, đâu là nơi ở lâu nhất, đâu là điểm đến đầu tiên. Mỗi đại sứ quán có thể có yêu cầu riêng biệt cho visa, tuy nhiên thông thường, bạn phải chuẩn bị:
– 2 đơn xin thị thực (thường có sẵn trên website của đại sứ quán)
– Hộ chiếu có hiệu lực: là hộ chiếu còn giá trị ít nhất 3 ngày sau ngày rời điểm đến, còn ít nhất 2 trang trắng. Nộp bản chính và bản sao các thông tin và các trang có dấu.– Ảnh theo tiêu chuẩn của từng sứ quán, chụp trên nền trắng, tóc vén sau tai, không dùng photoshop che các điểm nhận dạng.
– Sao kê ngân hàng để chứng minh tài chính: tối thiểu 5.000 USD (hơn 100 triệu đồng) và các giấy tờ chứng minh tài chính khác nếu có: giấy chứng thực tài sản, cổ phần, thu nhập… Giấy tờ chứng nhận khả năng tài chính cho thời gian lưu lại: sổ tiết kiệm (bản chính và bản sao), thẻ tín dụng quốc tế (kèm giấy xác nhận của ngân hàng và 1 bản sao của thẻ tín dụng).
– Chứng từ nghề nghiệp: Hợp đồng làm việc, hoặc giấy chứng nhận làm việc, giấy nghỉ phép, bảng lương 3 tháng cuối (đối với người làm nghề tự do : phải nộp giấy phép kinh doanh).
Tất cả giấy tờ phải có bản dịch Anh hoặc Pháp.
– Xác nhận phòng khách sạn hoặc giấy tờ bảo đảm của người quen ở nước định đến, bản chính và bản sao. Hoặc: giấy chứng nhận đón tiếp, giấy này xin tại toà thị chính ở nơi người mời cư trú (bản chính và một bản sao) + Bản khai thuế thu nhập, hóa đơn thuê nhà mới nhất và bảng lương 3 tháng gần nhất của người bảo lãnh.
– Giấy đặt chỗ vé máy bay khứ hồi, có ngày đi và ngày về.
– Bảo hiểm du lịch.
– Bản sao sổ hộ khẩu.
– Đối với người có quốc tịch khác Việt Nam: giấy thị thực hoặc thẻ lưu trú còn hạn ở Việt Nam.
– Đối với trẻ em: giấy đồng ý của cha mẹ và bản sao giấy khai sinh có bản dịch Anh hoặc Pháp.
– Đối với học sinh và sinh viên: giấy xác nhận của trường có bản dịch Anh hoặc Pháp.
– 1 bản sao sổ gia đình và chứng minh thư hoặc thẻ cư trú của vợ chồng người bảo lãnh ở nước đến.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm cho thời gian lưu trú dự định, bảo hiểm này có hiệu lực trên các vùng thuộc khu vực Schengen và bao gồm các khỏan thanh tóan y tế khẩn, viện phí và hồi hương theo chỉ định y khoa và có hạn mức được bảo hiềm tối thiểu là 30.000 euro (bản chính + bản sao).
– Khi nhận visa, phải trình chứng từ bảo hiểm y tế trong thời gian lưu trú tại nước đến (do các hãng bảo hiểm cấp). Hạn mức được bảo hiểm tối thiểu là 30.000 euros và đối với tất cả các quốc gia trong khối Schengen.
Sao kê ngân hàng để chứng minh tài chính và các giấy tờ chứng minh tài chính khác nếu có để hoàn thành hồ sơ xin visa.
Lưu ý: Phỏng vấn visa là một trong những khâu quan trọng của quá trình xin visa châu Âu. Rất nhiều người đã qua được đủ các bước nhưng vẫn trượt trong quá trình này và ngậm ngùi ở lại nước nhà. Tốt nhất, bạn nên trả lời phỏng vấn visa bằng tiếng Anh hoặc tiếng của đất nước mà bạn định đến. Nên trả lời rõ ràng về ý định du lịch cũng như khẳng định bạn chắc chắn sẽ trở về sau khi hết thời hạn đăng kí du lịch trên visa.