Chẳng ai muốn vợ chồng mà phải chia cắt bởi khoảng cách về địa lý cả nên Chính phủ Mỹ cũng tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng có thể cùng nhập cư nếu đáp ứng đủ điều kiện. Tuy nhiên không phải bất cứ cặp vợ chồng nào cũng có thể nhanh chóng định cư tại Mỹ sau khi nộp hồ sơ vì mắc lỗi cơ bản trong quá trình phỏng vấn.
Mục đích của cuộc phỏng vấn
Sau khi nộp tất cả hồ sơ đồng thời ứng cử viên tham gia vào chính sách định cư tại Mỹ theo diện vợ chồng đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chương trình thì sẽ được hẹn ngày giờ để tiến hành phỏng vấn. Mục đích chính của cuộc phỏng vấn này là xác thực về mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh để đảm bảo cấp visa đúng người.
Lời khai không đồng nhất
Lời khai không nhất quán khi người được bảo lãnh tham gia phỏng vấn định cư tại Mỹ diện vợ chồng thể hiện thông qua:
+ Người được bảo lãnh không nắm được thông tin trong hồ sơ đã nộp bao gồm các mẫy đơn như I-130, I-129 hay tờ khai lý lịch cá nhân theo mẫu đơn G-325A của cả người bảo lãnh lẫn người được bảo lãnh…
+ Thông thường người được bảo lãnh thậm chí là bản thân người bảo lãnh thường ít để ý đến những chứng từ mà bản thân đã cung cấp trước đó đặc biệt là bằng chứng chứng minh về mối quan hệ của cả hai để hoàn thiện hồ sơ. Chính việc này đã khiến cho khi được hỏi lại bản thân người làm hồ sơ cũng không thể nhớ ra khiến tính nhất quán của hồ sơ giảm xuống đồng thời tăng nghi ngờ về lời khai cho nhân viên của Lãnh Sự Quán Hoa Ký.
+ Người được bảo lãnh không nắm rõ được bản tường trình về mối quan hệ của cả khai nên khi phỏng vấn thông tin không trùng khớp.
+ Không nắm chắc về mối quan hệ của cả hai đặc biệt là thời gian gặp nhau, nguyên nhân gặp mặt, không gian gặp mặt… Câu hỏi này thường vướng mắc đối với những cặp vợ chồng có thời gian kết hôn đã lâu.
Những điểm khiến sự nghi ngờ tăng cao
+ Người được bảo lãnh không hề biết về các thông tin tối thiểu liên quan đế vợ hoặc chồng của mình ví dụ như tên cha mẹ, anh chị em hay nơi sống…
+ Không biết về thông tin nghề nghiệp, tài chính cũng như cuộc sống hiện tại của nhau như làm việc tại đây, mức lương ra sao, sinh sống ở đâu cho đến thời gian làm việc…
+ Thông tin về bạn bè thân thiết của vợ hay chồng mình như tên tuổi hoặc nghề nghiệp, đã biết người bảo lãnh bao lâu…
+ Dù đã là vợ chồng và có thời gian quen biết lâu nhưng vẫn không nắm được một số thói quen cũng như sở thích của người còn lại.
+ người được bảo lãnh không hề biết về hôn nhân trước đó hay một số mối quan hệ tình cảm thậm chí là con riêng của người bảo lãnh khi được hỏi đến.
+ người được bảo lãnh không thể nói tiếng Anh trong khi người bảo lãnh lại chẳng hề biết tiếng Việt sẽ khiến nhân viên Lãnh Sự Quán nghi ngờ về khả năng giao tiếp giữa hai bên.
Ngoài những lỗi cơ bản trên khi tiến hành phỏng vấn định cư tại Mỹ theo diện vợ chồng ngoài ra người được bảo lãnh còn có thể phạm phải một số yếu tố có thể dẫn đến thất bại trong chính sách này. Đơn giản như bắt đầu mối quan hệ khi người còn lại vẫn chưa thực sự tiến hành ly hôn để chấm dứt cuộc hôn nhân trước đó hay trong quá trình trả lời câu hỏi thường ngập ngừng, lấp lửng cũng sẽ tạo nên sự nghi ngờ cho bên Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ khi quyết định có nên cấp visa nhập cư hay không.